Từ trấu làm ra sơn đã là chuyện lạ, làm ra sơn chống cháy, chống đạn và cả sơn diệt khuẩn lại càng lạ hơn.
Người làm ra 3 loại sơn “lạ” đó là một nhà khoa học nữ tuổi đã ngoài 60: PGS-TS hóa học Nguyễn Thị Hòe, Chủ tịch Tập đoàn Sơn Kova.
Những kết quả bất ngờ
Bà Nguyễn Thị Hòe khẳng định trên thế giới chưa có ai làm các loại sơn từ trấu, đặc biệt là sơn dùng cho áo chống đạn. Vốn dĩ, áo chống đạn phải dùng từ 20 - 40 lớp sợi vải KEVLAR nên rất nặng nề. Thế nhưng, nếu bên trong lớp vải có những lớp sơn đặc biệt thì sẽ giảm chỉ còn 4 - 5 lớp KEVLAR, nên chiếc áo nhẹ hơn rất nhiều. So với các loại vật liệu chống đạn khác, vật liệu chống đạn có phủ sơn nano từ trấu sẽ giảm trọng lượng 60 - 70%, giúp người mặc áo dễ thao tác, mà chất lượng vẫn tương đương.
Nói về quá trình nghiên cứu sơn chống đạn, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe cho biết hơn 30 năm làm khoa học, chưa có đề tài nào vất vả như đề tài này. Các đề tài nghiên cứu khác đều có đầy đủ máy móc, thiết bị để thí nghiệm, nhưng đề tài này chẳng được như thế. Không xin được giấy phép nhập khẩu loại vải chuyên dùng để may áo chống đạn, bà phải lấy áo chống đạn từ Campuchia về tháo lấy các lớp vải ra để thử nghiệm. Việc thử nghiệm (bắn thử) được thực hiện tại Campuchia, với sự hỗ trợ của quân đội nước này, đã đem lại kết quả bước đầu rất thành công.
Những năm trước, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm sơn chống cháy được làm từ nguyên liệu silicat hữu cơ nhập khẩu. Nay, cũng là sơn chống cháy nhưng được làm từ trấu của Việt Nam. Sơn chống cháy này được thử nghiệm cho kết quả đốt cháy bằng đèn khò (loại đèn của thợ hàn) với nhiệt độ trên 1.000 độ C trong 5 tiếng đồng hồ mà thép được sơn chống cháy vẫn không hề biến dạng; miếng gỗ được sơn chống cháy đốt trong 3 tiếng đồng hồ vẫn chưa cháy. Hiệu quả chống cháy tốt hơn rất nhiều khi đối chứng với loại sơn chống cháy tốt nhất hiện được sản xuất ở châu Âu.
"Với kết quả này, mình có thể tự tin mang đi thử trên khắp thế giới để chứng minh đây là loại sơn vô địch về chống cháy", PGS-TS Nguyễn Thị Hòe khẳng định. Bà cho biết thêm: "Trong chương trình nghiên cứu của mình, chúng tôi tập trung vào vật liệu chống cháy cho nhà cửa, bệnh viện, trường học, siêu thị, nhà máy... với bề mặt chủ yếu là bê tông, gỗ, sắt thép. Với nhà cao tầng sử dụng sắt thép trong bộ khung, nếu xảy ra cháy lớn các cột thép sẽ mềm ra và nhà bị sập, vì vậy việc chống cháy cho sắt thép là rất quan trọng. Việc kéo dài thời gian bắt lửa có ý nghĩa rất lớn trong việc di tản con người ra khỏi các công trình bị cháy cũng như việc chờ lực lượng chữa cháy đến ứng cứu.
Không chỉ làm sơn chống cháy, chống đạn, từ trấu, PGS-TS Nguyễn Thị Hòe còn làm ra sơn diệt khuẩn dùng trong các bệnh viện, nhà trẻ, trường học... Khả năng diệt khuẩn của các sản phẩm sơn nano từ vỏ trấu đã được chứng nhận tại Singapore.
Vì sao chọn trấu?
Trả lời câu hỏi trên, bà nói, vì trấu là một phể phẩm trong nông nghiệp có giá thành rất rẻ và vì trong thành phần của trấu có hàm lượng silicat cao. Từ đó, bà nghĩ đến việc biến nó thành nano silicat và đã thành công bất ngờ.
"Hằng năm, người nông dân sản xuất ra nhiều lúa gạo, bên cạnh sản phẩm chính là gạo, thì một lượng lớn vỏ trấu thải ra chỉ sử dụng để đốt, làm phân bón…giá trị rất thấp. Những lần về các vùng nông thôn, tôi nhìn thấy trấu trôi nổi lềnh bềnh đầy trên sông, rạch, hoặc đổ thành từng đống. Nhưng nay từ trấu làm ra sơn là làm ra sản phẩm có giá trị gấp trăm lần giá thành của trấu", PGS-TS Nguyễn Thị Hòe khẳng định. Bà còn cho hay sản phẩm nano silicat từ vỏ trấu được tách ra, còn được dùng cho nhiều lĩnh vực khác như chống thấm, mỹ phẩm, dược phẩm, vi tính…
05-12-22 20:21:16
Hiện nay công nghệ sơn tĩnh điện ở nước ta phát triển khá mạnh và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay như là sơn tĩnh điện xe máy, nhôm sơn tĩnh điện